19/04/2022

CHĂM SÓC MÈO MẸ TRƯỚC VÀ SAU SINH

Mục lục nội dung

    Trong tự nhiên, mèo có khả năng sinh sản độc lập, đặc tính và bản năng làm mẹ giúp nó có thể tự lo liệu cho việc sinh nở của mình mà không cần đến sự hỗ trợ của con người. Tuy nhiên, không phải cô mèo nào cũng gặp suôn sẻ với việc này. Khi nuôi mèo trong nhà, để đảm bảo sức khỏe cho mèo mẹ và sự phát triển tốt nhất cho mèo con, các “sen” nên trang bị một số kiến thức để không bị bối rối khi bé cưng của mình trở thành mẹ.
     

    CHĂM SÓC MÈO MẸ TRƯỚC VÀ SAU SINH


    Mèo cùng đặc tính và bản năng khi làm mẹ
     

    Dấu hiệu mèo mang thai


    Trước hết, cần phải nhận biết một số dấu hiệu cho thấy mèo nhà bạn mang thai.


    Mèo khi đã mang thai sẽ ít có ham muốn đi chơi đêm, chúng sẽ nằm ở nhà nhiều hơn và có xu hướng ăn nhiều hơn. Về mặt cơ thể, giống như các mẹ bầu ở người, mèo mẹ sẽ tăng cân nhanh chóng cùng với kích thước bụng và chân sẽ to ra, lưng sẽ hơi cong xuống. Bên cạnh đó, quan sát núm vú mèo sẽ thấy núm vú lộ rõ hơn, hồng hơn, càng về cuối thai kỳ sẽ càng sẫm màu và to hơn, đây là sự thay đổi tự nhiên để chuẩn bị nguồn sống cho những đứa con sắp chào đời. Về mặt tâm lý, nhiều mèo mẹ cũng sẽ có những chuyển biến thất thường, có bé sẽ trầm tính hơn, cũng có bé sẽ nóng nảy hơn, thích cào cấu chủ, lúc này người chủ cần thông cảm và vuốt ve để các bé cảm thấy yên tâm. Tuy nhiên, cách nhận biết chính xác nhất là dẫn mèo đến bác sĩ siêu âm để có được kết quả chắc chắn. Siêu âm cũng giúp bạn biết được số lượng mèo con trong bụng. Điều này khá quan trọng bởi có thể tránh được việc để sót con, sót rau khi mèo sinh.

     

    CHĂM SÓC MÈO MẸ TRƯỚC VÀ SAU SINH


    Một số dấu hiệu cho thấy mèo  mang thai
     

    Tiếp theo, cần nắm được chu kỳ mang thai của mèo trong thời gian bao lâu


    Chu kỳ mang thai của mèo giao động trong khoảng từ 58 đến 70 ngày. Trong thời gian này, mèo mẹ đang “nuôi 2 mình” nên bạn cần phải tăng thêm lượng thức ăn nhiều hơn so với thường ngày, khẩu phần nên thêm thịt, gan, cá, sữa, rau củ và tăng lượng nước cung cấp cho mẹ mèo để có đủ chất dinh dưỡng bổ sung cho mèo con bên trong. Tuy nhiên, việc ăn uống cũng cần phải điều độ, nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày, không nên cho mèo ăn quá nhiều cùng lúc, cũng tuyệt đối không được tẩm bổ quá tay cho chúng. Tránh cho việc sau này khó sinh vì quá mập. Để có được chế độ dinh dưỡng tối ưu hơn trong từng thời kỳ mang thai cho bé, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ thú y.


     

    Nếu có điều kiện, hãy mang mèo đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Việc định kỳ thăm khám, xin tư vấn là vô cùng hữu ích, giúp chúng ta nhận biết các dấu hiệu xấu về tình trạng sức khỏe của cả mèo mẹ và mèo con, lường trước phương án cho các tình huống bất lợi khi mèo mẹ sinh, đồng thời có sự chuẩn bị tốt nhất về ngày trở dạ, sinh con của mèo. Bất kỳ quyết định nào liên quan đến sức khỏe của các bé mà bạn không nắm rõ, đừng tự quyết định mà hãy hỏi bác sĩ.
     

    CHĂM SÓC MÈO MẸ TRƯỚC VÀ SAU SINH

     

    Chăm sóc mèo mẹ sau sinh là rất quan trọng


    Cần chăm sóc mèo mẹ như thế nào?

     

    Khi ngày mèo mẹ sinh đến gần, người chủ cần theo dõi mèo mẹ chặt chẽ. Thông thường, mèo mẹ sẽ tự chọn nơi mà chúng cảm thấy thoải mái để làm ổ, bạn có thể giúp mèo mẹ lót thêm khăn vải, tấm lót chuyên dụng để chiếc ổ thêm phần ấm áp, sạch sẽ.
     

    Thời điểm mèo mẹ trở dạ, các thành viên trong gia đình cùng những thú nuôi khác cần được giữ khoảng cách với nơi sinh của mèo để đảm bảo an toàn cũng như yên tĩnh, tránh gây kích động cho mèo mẹ. Bạn chỉ cần ở bên bé và quan sát để hỗ trợ khi bé cần, còn trong điều kiện thuận lợi thì mèo mẹ hoàn toàn tự chủ được việc sinh nở của mình.
     

    Sau khi các bé mèo con được ra đời, hãy lưu ý vệ sinh sạch sẽ chỗ ở cho mẹ con mèo, lắp thêm đèn sưởi hoặc lót ổ đủ ấm nếu sinh vào mùa đông. Thời gian này cần tiếp tục bồi bổ cho mèo mẹ bằng các loại thức ăn mềm chứa nhiều canxi và khoáng chất, cho mèo mẹ uống thêm sữa để các bé mèo con có thể “ăn no chóng lớn”. Như vậy là “sen” đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bà đỡ của mình rồi. Nhưng đừng quên, nếu mèo mẹ và con có hiện tượng bất thường gì sau khi sinh thì cần liên hệ với bác sĩ và đến ngay phòng khám để có thể xử lý kịp thời nhé!


     

    Xuân Trinh.


     

    Nguồn: petmaster.vn

    Ảnh sưu tầm.

    Các case cứu hộ tiêu biểu
    Bé ngoan chờ chủ

    Thú y cơ bản

    Bài viết khác

    Triệt sản luôn là điều cần thiết đối với chó, mèo vì nó có rất nhiều lợi ích như: hạn chế bùng nổ dân số, giảm nguy cơ mắc...
    Nhiều người chủ cho chó ngủ chung giường với họ, nhưng một số người khác lại không cho rằng đó là một ý kiến ​​hay. Dưới đây...
    Mọc răng là một quá trình thông thường mà tất cả các bé mèo đều phải trải qua. Vì vậy bố mẹ đừng quá lo lắng khi bé mèo của...
    Màu nướu của  chó có thể nói lên rất nhiều điều về tình trạng sức khỏe của chúng. Màu nướu của chó rất đa dạng. Về cơ bản,...
    Bệnh uốn ván có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của những chú mèo, ngựa hay thậm chí là những chú chó nếu trên cơ thể chúng có...
    Khi thú cưng gặp phải trường hợp khẩn cấp, cần làm gì trong trường hợp đó là một điều rất cần thiết. Từ việc thao tác đẩy...