BỆNH UỐN VÁN Ở CHÓ
Bệnh uốn ván có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của những chú mèo, ngựa hay thậm chí là những chú chó nếu trên cơ thể chúng có những vết thương hở tiếp xúc với một loại vi khuẩn cụ thể. Căn bệnh này dẫn đến cứng cơ ở chó và cuối cùng là chết nếu không được cứu chữa. Vì vậy, các bạn cần biết nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh uốn ván cho những bé cún của mình.
Uốn ván là một trong những căn bệnh nguy hiểm ở chó
Nguyên nhân của bệnh uốn ván ở chó
Bệnh uốn ván là căn bệnh gây ra bởi một loại virut có tên là Clostridium tetani sống trong môi trường đất. Căn bệnh này xảy ra khi trên cơ thể của chó có vết thương hở, cho phép loại vi khuẩn này sinh sôi nảy nở.
Vi khuẩn này cũng sản sinh ra 1 chất độc gây ra những vấn đề về cơ ở chó trong khi chúng nhiễm bệnh. Chất độc này tấn công những tế bào thần kinh xung quanh miệng vết thương, sau đó lan rộng và tấn công những phần còn lại của hệ thống thần kinh.
Có 2 loại bệnh uốn ván và uốn ván khu trú cục bộ và uốn ván toàn thể
Chó mắc uốn ván khu trú cục bộ có những triệu chứng
-
Cơ ở vùng xung quanh vết thương bị cứng và co thắt.
-
Nhạy cảm khi bị đụng vào vùng nhiễm bệnh.
Chó mắc uốn ván toàn thể có những triệu chứng
-
Đi lại khó khăn và không thể uốn cong chân
-
Đuôi vểnh hoặc cụp và cứng
-
Chân tê liệt và duỗi thẳng
-
Lồi mí mắt thứ ba
-
Chảy nước dãi
-
Nhạy cảm với sự dụng chạm
-
Tai dựng đứng
-
Các cơ bị co thắt bất kỳ nơi nào trên cơ thể kể cả cơ mặt
-
Môi xệ xuống
-
Sốt
-
Khó thở
-
Khó nhai
-
Hàm đóng chặt và không thể mở.
Những dấu hiệu chó mắc bệnh uốn ván toàn thể
Điều trị và các cách phòng ngừa
- Truyền nước và giải nhiệt
- Thư giãn cơ
- Cho uống thuốc an thần
- Để chúng nằm ở một không gian tối và yên tĩnh, ít có âm thanh kích thích
- Xoa bóp vùng bàng quang của chúng nếu chó của bạn không thể đi tiểu
- Lót ổ dày và trở mình chó thường xuyên để tránh lở loét khi chúng nằm lâu trên giường bệnh
- Dùng ống tiêm đút cho chó nếu chó của bạn không thể nhai và nuốt.
Cách phòng tránh
- Vệ sinh kỹ bất cứ vết thương nào ở chó
- Tìm kiếm sự hỗ trợ của các phòng khám thú y nếu là vết thương khâu. Khi cần thiết, hãy cho chó của bạn sử dụng thuốc kháng sinh.
Translator: Phan Hoài & edited by Phương An.
Nguồn: dailypaws.com
Ảnh sưu tầm.
Thú y cơ bản
Bài viết khác